PHÒNG BỆNH TAY CHÂN MIỆNG TRONG THỜI ĐIỂM VIRUS BIẾN ĐỔI GEN
Tay chân miệng – một trong những bệnh truyền nhiểm thưởng gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) là hai tác nhân gây bệnh chủ yếu, thuộc nhóm vi khuẩn đường ruột – Enterovirus.
Như cái tên nói lên tất cả, đường lây truyền chủ yếu của Tay chân miệng là qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chất tiết của trẻ mắc bệnh, được bắn ra lúc trẻ ho hoặc hắt hơi, lưu lại trên các vật dụng sinh hoạt, đồ chơi, sàn nhà…
Do vậy, nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc nhưng noi công cộng là môi trường thuận lợi nhất để bệnh lây lan.
Phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ khi chơi chung
Giai đoạn ủ bệnh thường từ 3-7 ngày. Sốt nhẹ, mêt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy là những triệu chứng gợi ý trong giai đoạn khởi phát.
Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 3-10 ngyaf, bao gồm những triệu chứng điển hình: viết loét niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, phát bang dạng bỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông, sốt nhẹ, nôn(nếu trẻ sốt cao và nên dễ có nguy cơ biến chứng).
Năm 2011, nhóm gen C4 của chủng virus EV71 bùng phát thành dịch khiến nhiều trẻ tử vong. Sau nhiều năm giảm dần thì đến nay, nhóm gen C4 gia tăng trở lại, sự dịch chuyển nhóm gen khiến cho những trẻ chưa có miễn dịch dễ mắc bệnh hơn.
Nhóm gen C4 gây biểu hiện lâm sàng nặng hơn các chủng khác, chiều biến chứng tác động lên hệ thần kinh, tim mạch, hô hấp, viêm màng nảo, viêm não, liệt mềm cấp, viêm cơ tim, viêm tụy, bệnh viêm cơ mản tính…
Và khiến số lượng tử vong tăng lên. Hiện tại vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng. Do đó, phòng ngừa và hạn chế tối đa sự lây truyền bệnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Những dấu hiệu khi trẻ bị bệnh tay chân miệng
Đi đầu là công tác vệ sinh, khử trùng nơi ở, sinh hoạt bằng Cloramin B 2% hoặc nước Javel 0,5%.
Thưởng xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn: Trước khi chế biến thức ăn và trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, trước khi tiếp xúc với trẻ.
Vệ sinh ăn uống, ăn chin uống sôi, không cho trẻ em ăn bốc, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, cốc bát, thìa.
Ngâm đồ chơi của trẻ trong các dung địchiệt khuẩn như Cloramin B 2%, Javel 0,5%… Khoảng 10-15 phút rồi rửa lại với nước sạch, dùng các dung dịch này để lau nắm cửa, mặt bàn ghế cũng như các vật dụng sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
Cách ly, không cho trẻ tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
Hãy để việc phòng bệnh trở thành lá chắn vững chắc bảo vệ cho con cái cũng như người thân của chúng ta luôn khỏe mạnh.
Trích BS Lê Bảo Luân
Xem thêm: