Đầu tư vào tiền gửi ngân hàng, vàng, chứng khoán, bảo hiểm nhân thọ, kênh nào lợi nhất?
Cô MC Xinh đẹp và sắc sảo lại đưa ra những quan niệm thực tế khác.
MC: Có nhiều ý kiến là nếu có tiền thì họ sẽ chọn đầu tư mua vàng, đô la, gửi ngân hàng. Đấy là cách phổ biến, trong khi thời gian rút tiền rất dễ dàng, còn gửi vào bảo hiểm nhân thọ khá phiền hà. Tôi nghĩ đó là lý do khá nhiều người e dè với bảo hiểm nhân thọ.
Khách mời: Tôi rất hiểu cái băn khoăn này. Nếu mọi người có tiền, mọi người gửi ngân hàng, mua vàng, mua bất động sản, tham gia cổ phiếu, góp vốn kinh doanh. Điều đó là tốt, mọi người cứ làm những việc đó. Tuy nhiên, có 1 lỗ hổng trong quản lý tài chính cá nhân của người Việt Nam, 1 lỗ hổng rất lớn đó là gì?
Có bao nhiêu tiền bạn cứ giữ tiền mặt, hay bạn gửi tất cả trong ngân hàng, hay bạn mua vàng thì đến khi bạn vào bệnh viện để chăm sóc sức khỏe cho mình thì bạn lại phải móc tiền túi của mình ra để trả. Một cách khôn ngoan là nếu như bạn phải vào bệnh viện để chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật thì cách tốt nhất là đừng móc tiền túi của mình, mà hãy lấy tiền của bảo hiểm nhân thọ 1 cách hợp pháp. Đó là cách tốt nhất.
Nếu như bạn có 100 triệu để gửi ngân hàng, điều đó là rất tốt, bạn cứ gửi. Nhưng có câu nói “chứng nên bỏ nhiều giỏ”. Bạn chỉ nên gửi 80-90 triệu vào ngân hàng còn lại 20-10 triệu bạn chuyển sang bảo hiểm nhân thọ, thì 10-20 triệu dó nó bảo vệ toàn bộ những gì bạn đã có.
Vì thế, gửi ngân hàng rất tốt, chứng khoán, vàng, BDS rất tốt và bảo hiểm nhân thọ là cách giúp bạn giữ lại những giừ bạn đã có. Và nếu như sau 1 thời gian lâu dài, bảo hiểm nhân thọ cũng có cách giúp bạn tiết kiệm, thực hiện mục tiêu tài chính. Ví Dụ, Cho con đi học sau 15 năm nữa, hay 30-40 năm nữa mình có cuộc sống về gài tốt hơn vì có tiền tiết kiệm vào bảo hiểm nhân thọ.
Minh họa đầu tư vào vàng, chứng khoán, đô la, BĐS, hay bảo hiểm nhân thọ
MC: Vậy, những khoản đầu tư vào vàng, BDS chẳng hạn sẻ mang lại những khoản lợi nhuận nhiều hơn là gửi vào quỹ bảo hiểm nhân thọ?
Khách mời: Nhiều người nghĩ là bảo hiểm nhân thọ không mang lại lợi nhuận. Thực ra bảo hiểm hiểm nhân thọ cũng là 1 kênh tiết kiệm và đầu tư tài chính, và nó cũng có lãi suất, có bảo tức và lợi nhuận. Nếu như bạn không phải sử dụng bảo hiểm nhân thọ cho những tình huống rủi ro trong cuộc sống thì bảo hiểm nhân thọ là 1 cách tiết kiệm và hiện nay thì các công ty bảo hiểm cũng đang chi trả bảo tức và lãi suất cho khách hàng tương đương với mức ngân hàng trả lãi suất cho khách hàng tham gia gửi tiết kiệm, thậm chí còn cao hơn vì các công ty bảo hiểm nhân thọ có sản phẩm mới liên kết đầu tư.
MC: Nhưng lợi thế cạnh tranh của bảo hiểm nhân thọ chưa nhiều so với các kênh đầu tư khác?
Khách mời: Đó cũng là 1 cách nghĩ. Nhưng tôi có thể chứng minh cho bạn thấy BHNT là 1 cách đầu tư có lợi nhuận cao nhất trong 1 số tình huống nhất định.
MC: Như thế nào ạ?
Khách mời: Ví dụ, khi bản thân tôi vừa gửi vào bảo hiểm nhân thọ 20 triệu. Chẳng may, 1 năm sau tôi được bác sĩ báo 1 tin rất buồn, là tôi đã mắc bệnh hiểm nghèo, thì ngay lập tức 20 triệu đó của tôi sẻ là 1 tỷ thậm chí nhiều hơn. Khi đó, bảo hiểm nhân thọ lại nhiều lợi ích hơn.
Thậm chí, 1 người vừa tham gia bảo hiểm nhân thọ, ngày mai anh ta có thể gặp rủi ro, anh ta không còn sống nữa, thì những người thân trong gia đình có thể nhận số tiền gấp hàng trăm lần so với số tiền anh ấy đã góp vào bảo hiểm nhân thọ.
Vậy thì rõ rang, trong 1 số tình huống nhất định, bảo hiểm nhân thọ là kênh đầu tư lợi nhuận nhất mặc dù không ai muốn tham gia bảo hiểm để nhận tiền bồi thường rủi ro. Nhưng cuộc sống, rủi ro nó vẫn đến và nó đến bất cứ lúc nào, nó cũng không báo trước cho ai cả.
Vì thế khi tham gia bảo hiểm nhân thọ trước hết là để bảo vệ tài chính và nếu như trong tình huống gặp rủi ro thì nó là 1 cách để bồi thường những tổn thất về tài chính cho mình và người ta vẫn thường nói rằng: Tham gia bảo hiểm nhân thọ không phải để có lời mà là để có lợi!.
Còn về tính rủi ro trong công việc đầu tư vào các kênh tài chính. Khi đã đầu tư vào bất cứ 1 kênh tài chính nào cũng có những rủi ro, ngay cả việc chúng ta gửi tiền vào ngân hàng nhưng chưa chắc đã có lợi nhuận nếu lãi suất 6%/năm mà lạm phát 10%/năm, thì rõ rang, chúng ta gửi tiền vaofngaan hàng, tiền cũng hao hụt đi chứ không phải được nhiều hơn lên.
Đơn giản là việc chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua rất nhiều người tham gia chứng khoán, khi tham gia 1 đơn vị cổ phiếu có thể là 40-50 ngàn nhưng đến lúc chứng khoán đi xuống có thể chỉ còn 2 ngàn đồng/1 đơn vị cổ phiếu thôi.
Hay vàng cũng như vậy, lúc mua vàng bạn có thể mua 40 triệu đồng/ 1 lượng, nhưng lúc vàng xuống 35-36 triệu đồng/ lượng thì đó cũng là rủi ro. Hay khi chúng ta góp vốn kinh doanh với đối tác cũng vậy. Kinh doanh là 1 cuộc chơi, không phải ai cũng có thể chơi được, có khi được có khi mất.
Cho nên tiền để bất cứ chỗ nào cũng có thể bị tác động bởi lạm phát, nó cũng có thể gặp rủi ro. Tham gia bảo hiểm nhân thọ cũng là 1 cách để giúp chúng ta có tiền khi chúng ta gặp rủi ro.
MC: Vậy cuộc sống là 1 loại rủi ro, cái hơn được ở đây là sự lựa chọn cách thức đầu tư như thế nào cho phù hợp!
Để hiểu rỏ hơn về việc người mua bảo hiểm nhân thọ là mua hay tham gia hảy đọc tiếp phần tiếp theo
Sưu Tầm
Xem thêm: